Để nâng cao ý thức chấp hành
các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng năm
2018 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp
thứ 6, thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 7 năm 2019. Sau đây là bài
tuyên truyền về Luật Phòng chống tham nhũng.
Bài tuyên truyền tập trung
giới thiệu các nội dung: Về bố cục, phạm vi điều chỉnh, các hành vi tham nhũng,
trách nhiệm phòng, chống tham nhũng, các hành vi bị nghiêm cấm, quy định về
phòng ngừa tham nhũng, xung đột lợi ích, xử lý hành vi tham nhũng…
1. Về bố cục:
Luật Phòng,
chống tham nhũng 2018 (gọi tắt Luật 2018) có 10 chương, 96 điều, tăng 2
chương và 4 điều so với Luật Phòng, chống tham nhũng 2005.
2.Về phạm vi điều chỉnh:
– Luật 2018 mở rộng phạm vi điều chỉnh hơn, đã sửa quy định
“người có hành vi tham nhũng” của Luật 2005 thành “tham nhũng”, như vậy theo
Luật 2018 không chỉ người có hành vi tham nhũng mà cả cơ quan, tổ chức có hành
vi tham nhũng đều bị xử lý.
3. Về các hành vi tham nhũng:
Luật 2005 chỉ quy định tham nhũng ở khu vực công, còn Luật 2018
quy định hành vi tham nhũng khu vực trong nhà nước và hành vi tham nhũng ngoài
khu vực nhà nước.
3.1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà
nước (có 12 nhóm hành vi):
a) Tham ô tài sản; b) Nhận hối lộ; c) Lạm dụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm
vụ, công vụ vì vụ lợi; đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ
lợi; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục
lợi; g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải
quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; i) Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; k) Nhũng
nhiễu vì vụ lợi; l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ
nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho
người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật
vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử,
thi hành án vì vụ lợi.
3.2. Hành vi tham nhũng ngoài nhà nước
Luật 2018 cũng quy định rõ hành vi tham nhũng ngoài khu vực nhà
nước chỉ giới hạn ở 3 hành vi:
Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Đưa hối lộ, môi
giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
4. Về trách nhiệm phòng, chống tham nhũng:
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, có trách nhiệm sau đây:
– Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát
hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tham
nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình
– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham
nhũng…
Luật 2018 bổ sung trách nhiệm phòng, chống tham
nhũng của Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng
Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin
về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng (mới) theo quy định của pháp
luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng,
chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham
nhũng (mới).
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng
Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin
về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng (mới) theo quy định của pháp
luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng,
chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham
nhũng (mới).
5. Các hành vi bị nghiêm cấm:
– Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản…
– Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh,
báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
– Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin,
cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị,
cá nhân khác.
Luật 2018 bổ sung nghiêm cấm: Bao che hành vi tham nhũng;
cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các
hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
6. Quy định về phòng ngừa tham nhũng:
6.1. Công khai minh bạch về tổ chức và hoạt
động của đơn vị
+ Nguyên tắc công khai minh bạch: Luật 2018 bổ sung nguyên tắc
công khai, minh bạch, theo đó: Việc công khai, minh bạch phải bảo đảm chính
xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, đơn
vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật, trừ nội dung
thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của
pháp luật.
– Nội dung công khai
Luật 2018 đã gọp các nội dung phải công khai thành một điều
10: Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền,
lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; người lao động; cán bộ,
chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và công dân; Việc bố trí, quản lý,
sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp
pháp khác; Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc
ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn…
+ Hình thức công khai
a) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
có liên quan;
d) Phát hành ấn phẩm;
đ) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
e) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện
tử;
g) Tổ chức họp báo;
h) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị,
cá nhân.
+ Trách nhiệm công khai
Luật 2005 không quy định cụ thể trách nhiệm công khai, minh bạch
trong hoạt động của cơ quan, tổ chức. Luật 2018 quy định cụ thể trách nhiệm
công khai, minh bạch thuộc về Thủ trưởng cơ quan, đồng thời có trách
nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
thuộc quyền quản lý thực hiện công khai, minh bạch; trường hợp phát hiện vi
phạm pháp luật về công khai, minh bạch thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến
nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Luật 2018 đã có 1 điều mới quy định về Họp báo, phát ngôn và
cung cấp thông tin cho báo chí, cụ thể:
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức họp báo, phát
ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ hoặc đột xuất về tổ chức và hoạt
động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, về công tác phòng, chống tham nhũng và
xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng theo quy định của pháp luật về báo chí.
+ Về quyền yêu cầu cung cấp thông tin của công dân
– Luật 2005 quy định Công dân có quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú cung cấp thông tin về hoạt động
của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đó.
Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2018 Luật Tiếp cận thông tin
2016 có hiệu lực thi hành thì quyền yêu cầu cung cấp thông tin của công
dân đã được mở rộng, theo đó: Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà
nước, trừ thông tin không được tiếp cậnquy định tại Điều 6 của Luật Tiếp cận
thông tin; được tiếp cận có điều kiện đối với thông tin quy định tại Điều
7 của Luật Tiếp cận thông tin.
Chính vì vậy mà Luật năm 2018 đã sửa đổi quyền yêu cầu cung cấp
thông tin của công dân theo hướng “Công dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước
cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin”.
+ Về trách nhiệm giải trình
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình về
quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao
khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tác động trực tiếp bởi
quyết định, hành vi đó.
Người thực hiện trách nhiệm giải trình là người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị hoặc người được phân công, người được ủy quyền hợp pháp
để thực hiện trách nhiệm giải trình.
– Luật 2018 bổ sung 2 trường hợp giải trình: Thứ nhất, báo chí
đăng tải thông tin về vi phạm pháp luật và có yêu cầu trả lời các vấn đề liên
quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao thì cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân có thẩm quyền phải giải trình và công khai nội dung giải trình trên
báo chí theo quy định của pháp luật. Thứ hai, Việc giải trình khi có yêu
cầu của cơ quan có thẩm quyền giám sát hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá
nhân có thẩm quyền khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
+ Về báo cáo phòng, chống tham nhũng hằng năm
Ngoài việc kế thừa quy định Chính phủ, UBND các cấp phải báo cáo
công tác phòng, chống tham nhũng cho Quốc hội, HĐND các cấp thì Luật năm 2018
còn bổ sung trách nhiệm báo cáo đối với Viện Kiểm sát và Tòa án nhân dân.
Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng bao gồm các nội dung
sau đây:
> Đánh giá tình hình tham nhũng;
> Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử
lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng và các nội dung khác trong công tác
quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng;
> Đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng và phương
hướng, giải pháp, kiến nghị.
Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng phải được công khai
trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước hoặc
phương tiện thông tin đại chúng
+ Tiêu chí đánh giá phòng, chống tham nhũng
Luật 2005 không quy định nội dung này. Luật 2018 đã quy định cụ
thể Tiêu chí đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng như sau:
– Số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng;
– Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng,
chống tham nhũng;
– Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng;
– Việc phát hiện và xử lý tham nhũng;
– Việc thu hồi tài sản tham nhũng.